Gợi ý cách đặt tên HÁN VIỆT hay, sang trọng cho bé trai

Ví dụ, với từ Nhất bạn có thể cho ra các tên gọi: Văn Nhất, Thống Nhất, Như Nhất, Nhất Minh, Nhất Dạ, Nhất Dũng, Nhất Huy…

1. Thói quen đặt tên của người Việt

Từ nghĩa của những tên lót “Thị” và “Văn”…

Sở dĩ tên gọi của người Việt thường đi kèm tên lót “Thị” cho con gái và “Văn” cho con trai vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến cho rằng con gái chỉ lo chuyện bếp núc, nội trợ, trong khi đó con trai lo việc đèn sách, công danh.

Người Việt qua bao thế hệ dùng những tên lót này không phải vì hiểu ý nghĩa của nó mà phần lớn đều dùng chỉ để phân biệt tên giới nam và tên giới nữ.

… đến cách đặt tên con của người Việt hiện nay

Qua bao biến chuyển của lịch sử, văn hóa… cách đặt tên con của người Việt cũng dẫn thay đổi. Từ những cái tên thuần tả về bộ phận cơ thể người, các dụng cụ sinh hoạt, những loại trái cây trong vườn… các tên gọi đã dần được thay thế bằng những từ Hán Việt nghe vừa sang trọng vừa gói trọn ý nghĩa. Ngày nay, các bố mẹ trẻ còn đặt tên con theo tiếng nước ngoài để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Song, đó lại là một câu chuyện dài khác.

Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn cách đặt tên con theo kho từ Hán Việt dựa trên các bộ thủ và ý nghĩa của những bộ này.

2. Đặt tên Hán Việt cho con

Đặt tên theo các bộ thủ

Theo truyền thống của những gia đình nho giáo, tên các con thành viên trong nhà đều được đặt cùng một bộ thủ. Chẳng hạn:

– Bộ Hoả với các tên gọi: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…

– Bộ Kim với các tên gọi: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…

– Bộ Mộc với các tên gọi: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…

– Bộ Ngọc với các tên gọi: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

– Bộ Thạch với các tên gọi: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…

– Bộ Thảo với các tên gọi: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…

– Bộ Thuỷ với các tên gọi: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…

Nhìn chung, mọi người đều chọn các bộ thủ mang ý nghĩa tốt đẹp về sự an nhàn, vinh phú, sung túc… để đặt tên các con.

Kết hợp tên đệm trong từ Hán Việt

Từ những cái tên đã có, họ tiếp tục kết hợp với những từ Hán Việt khác để cho ra những cái tên xuôi tai, trọn vẹn ý nghĩa tốt đẹp. Chẳng hạn: Từ một tên lót Kim, họ có thể đặt tên cho các con theo cách như sau:

– Kim Cúc

– Kim Hoàng

– Kim Khánh

– Kim Ngân

– Kim Quan

– Kim Thoa

Dùng một tên gọi chung và thay tên đệm

Một số gia đình lại chọn cùng một tên cho các con nhưng chỉ thay đổi ở tên lót/ đệm như cách sau:

– Nguyễn Hoàng Gia Bảo

– Nguyễn Hoàng Quốc Bảo

– Nguyễn Hoàng Kim Bảo

Lấy tên cha làm tên đầu để đặt tên các con theo thành ngữ

Để các tên gọi của mọi thành viên trong gia đình tạo thành một một thành ngữ hoàn chỉnh và ý nghĩa, nhiều người cha chọn chính tên mình là quy chuẩn đầu để phát triển các tên còn lại. Chẳng hạn: Người cha tên Trâm. Các con sẽ được đặt các tên lần lượt Anh, Thế, Phiệt để hoàn thiện thành ngữ “Trâm anh thế phiệt”

Hoặc: Người cha tên Đài. Các con sẽ được đặt các tên lần lượt Cát, Phong, Lưu để hoàn thiện thành ngữ “Đài cát phong lưu”.

Đặt tên con theo nguyện vọng về một con người mẫu mực

Nếu muốn con có được ý chí và tài năng hơn người, bố mẹ có thể đặt cho con những cái tên thể hiện được khát vọng đạt đến cùng ước muốn ấy. Chẳng hạn:

– Để thể hiện niềm mong muốn con hướng thiện có thể đặt cho bé tên Trần Thiện Đạo

– Để thể hiện niềm mong muốn con thanh khiết như loài sen có thể đặt cho bé tên Ngô Ái Liên.

– Để thể hiện niềm mong muốn con trọng nghĩa khí và mạnh mẽ có thể đặt cho bé tên Trần Trọng Nghĩa

Chiết tự từ Hán Việt theo mạch nghĩa để đặt tên

Bố có thể đặt tên các con lần lượt là Mạnh, Trọng, Quý. Trong đó, Mạnh là tháng đầu, Trọng là tháng giữa, Quý là tháng cuối. Đây là một cách triết tự xâu chuỗi trong cùng chủ đề về mùa rất ý nghĩa.

Những cái tên này có thể thành tên riêng của mỗi bé hoặc tên lót cho cùng một tên gọi. Chẳng hạn: Nguyễn Mạnh Trung, Nguyễn Trọng Minh, Nguyễn Quý Tấn.

Một số cách chiết tự khác bạn có thể thấy như:

– Vân Du: Vân hàm ý mây trôi, dùng kết hợp cùng Du chỉ sự thảnh thơi để chỉ về một đám mây trôi nhẹ nhàng trên bầu trời cao rộng.

– Băng: có thể dùng để kết hợp với những từ Hán Việt khác để thành: Lệ Băng (khối băng đẹp), Tuyết Băng (băng giá), Hạ Băng (tuyết giữa mùa hè)…

– Anh: có thể dùng để kết hợp với những từ Hán Việt khác thành: Thùy Anh (thùy mị, thông minh), Tú Anh (con sẽ xinh đẹp, tinh anh), Trung Anh (con trai mẹ là người thông minh, trung thực),…

Những tên Hán Việt hay để bố mẹ tham khảo cho bé:

An (安): yên bình, may mắn.

Cẩm (锦): thanh cao, tôn quý.

Chính (政): thông minh, đa tài.

Cử (举): hưng khởi, thành đạt về đường học vấn.

Cúc (鞠): ước mong con sẽ là đứa trẻ được nuôi dạy tốt.

Dĩnh (颖): tài năng, thông minh.

Giai (佳): ôn hòa, đa tài.

Hàn (翰): thông tuệ.

Hành (珩): một loại ngọc quý báu.

Hạo (皓): trong trắng, thuần khiết.

Hào (豪): có tài xuất chúng.

Hậu(厚): thâm sâu; người có đạo đức.

Hinh (馨): hương thơm bay xa.

Hồng (洪): vĩ đại; khí chất rộng lượng, thanh nhã.

Hồng (鸿): thông minh, thẳng thắn, uyên bác.

Huỳnh (炯): tương lai sáng lạng

Hy (希): anh minh đa tài, tôn quý.

Khả (可): phúc lộc song toàn.

Kiến (建): người xây dựng sự nghiệp lớn

Ký (骥): con người tài năng.

Linh (灵): linh hoạt, tư duy nhanh nhạy.

Nghiên (妍): đa tài, khéo léo, thanh nhã.

Phú (赋): có tiền tài, sự nghiệp thành công.

Phức (馥): thanh nhã, tôn quý.

Tiệp (捷): nhanh nhẹn, thắng lợi vẻ vang trong mọi dự định

Tinh (菁): hưng thịnh

Tư (思): suy tư, ý tưởng, hứng thú.

Tuấn (俊): tướng mạo tươi đẹp, con người tài năng.

Vi (薇): nhỏ nhắn nhưng đầy tinh tế

Tên gọi Hán Việt theo các con số

Những cái tên hình tượng mang ý nghĩa của những con số cũng làm nên hiệu ứng bất ngờ về sức biểu cảm lớn và sức mạnh.

Khi đặt tên con theo các con số, người ta thường dụng các con số không liền kề mà thay vào đó là sự tách biệt:

Chẳng hạn: Nhất thường đi với Thập, một bên mang ý nghĩa về số nhiều, một bên chỉ vị trí số một. Hoặc, có thể chọn cặp Nhị – Tứ tương xứng hay Ngũ – Thất để chỉ sự đa dạng.

Từ các tên gắn liền với số này, bạn có thể kết hợp để cho ra những cái tên đẹp.

Ví dụ, với từ Nhất bạn có thể cho ra các tên gọi: Văn Nhất, Thống Nhất, Như Nhất, Nhất Minh, Nhất Dạ, Nhất Dũng, Nhất Huy…

Với từ Nhị (Song, Lưỡng), bạn có thể kết hợp các từ Hán Việt khác để cho ra các tên gọi như: Nhị Hà, Nhị Mai, Bích Nhị, Ngọc Nhị…; Song Phương, Song Tâm, Song Giang, Song Hà, Song Long… ; Lưỡng Hà, Lưỡng Minh, Lưỡng Ngọc, Lưỡng Hải…

Tương tự, với từ Tam, bạn có: Tam Thanh, Tam Đa, Tam Vịnh…; với từ Tứ, bạn có: Tứ Hải, Tứ Đức, Minh Tứ, Hồng Tứ…; với từ Ngũ, bạn có: Ngũ Sơn, Ngũ Hùng, Ngũ Hoàng, Ngũ Hải, Ngũ Tùng…; với từ Thập, bạn có: Hoàng Thập, Hồ Thập, Minh Thập, Hùng Thập…

Thông thường, mọi người sẽ tránh đặt tên theo số với các từ Lục, Thất, Bát, Cửu vì ngữ âm của những từ này trùng với những từ thuần Việt mang nghĩa xấu. Tuy nhiên, nếu vì ý nghĩa riêng nào đó, nhiều người vẫn chọn đặt tên con với những từ này.

Cần lưu ý, dù bạn chọn từ nào trong các từ về số nên có sự hòa hợp về âm và nghĩa với tên kết hợp cùng để tránh những cách đọc trại, nói lái không hay.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *